Tìm hiểu 7 công nghệ in ấn phổ biến hiện nay

Các công nghệ in hiện nay ngày càng phát triển hiện đại trong lĩnh vực in màu. Hãy cùng tìm hiểu các kỹ thuật in phổ biến nhất là: in offset, in flexo, in kỹ thuật số, in ống đồng, in lụa (in lưới), in typo và in laser.
Công nghệ in offset
Là công nghệ in ấn hiện đại nhất và phổ biến nhất hiện này. Trong kỹ thuật in offset; phần tử in được hiển thị trên ống bản kẽm, trong đó các phần tử in bắt mực và phần tử không in bắt nước. Sau đó, ống bản kẽm này ép hình ảnh, chữ đã dính mực in được ép lên các tấm cao su (hay còn được gọi là các tấm offset) trước rồi ép từ tấm cao su này lên giấy in.
Cấu tạo máy in offset:
Một máy in offset bao gồm các bộ phận: Ống bản (bản kẽm), Trục cao su, Bộ phận nạp giấy, Bộ phận cấp mực, Bộ phận cấp ẩm, Bộ phận trung chuyển, Bộ phận ra giấy.
Ưu điểm công nghệ in offset:
In offset là công nghệ in ấn hiện đại nhất và được sử dụng rộng dãi nhất hiện nay trong việc in ấn thương mại.
  • Chất lượng hình ảnh sắc nét và sạch sẽ
  • Khả năng ứng dụng trên nhiều chất liệu in và bề mặt
  • Chế tạo bản in dễ dàng và nhanh hơn với sự hỗ trợ của máy tính
  • Các bản in có tuổi thọ lấu hơn vì không trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.
  • Chi phí số lượng lớn rẻ.
  • Công suất đáp ứng số lượng lớn nhanh.
Công nghệ in flexo
In flexo (Flexography) là công nghệ in có bản in nổi được tạo bằng cao su hoặc nhựa polyme. Các bản in được tạo ra bằng phương pháp kỹ thuật số hoặc analog. Các phần từ cần in có bề mặt nổi cao hơn các phần tử không in trên bản in. Mực được chuyển từ khay mực sang một trục quay tròn được nhúng một phần trong khay mực. Trục này quay tròn và tiếp xúc với một trục anilox có khả năng giữ một lượng mực cụ thể vì nó chứa hàng ngàn giếng nhỏ.
Trục anilox quay tròn tiếp xúc với tầm bản in với độ dày mực đồng đều và nhanh chóng. Bản in quay quanh trục tròn tiếp xúc với bề mặt cần in để cho ra hình ảnh cần in. Hình ảnh trên khuôn in là ngược chiều. Để đảm bảo lượng mực vừa đủ, không quá nhiều trên bản in; Một thanh gạt mực được sử dụng để gạt mực thừa trên trục anilox trước khi trục anilox tiếp xúc với bản in. Để ép bề mặt tiếp xúc đều với bản in. một trục ép bằng cao su ép bề mặt cần in vào bản in.
In flexo thường được ứng dụng in trên nhiều bề mặt vật liệu khác như: nhựa, giấy bạc, film, tem nhãn, thùng carton bao bì, in cốc và đặc biệt là các sản phẩm in dạng cuộn.
Nhược điểm của công nghệ in flexo:
Là công nghệ đã lẫu đời. In flexo có một số hạn chế.
  • Bề mặt in bị lem hoặc dính mực không đều do nhiệt độ trên trục không ổn định
  • Bề mặt in bị lem mực do các thanh gạt không gạt hết mực.
  • Thải nhiều độc hại ra môi trường
  • Giá thành bản in thường cao
  • Chỉ phù hợp in số lượng lớn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!